Đá bảo quản thực phẩm tác động đến chất lượng của thực phẩm. Đá bảo quản thực phẩm có những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng đã được quy định.
Nước đá được sử dụng phổ biến nhất cho bảo quản thực phẩm và pha chế đồ uống. Mặc dù không trực tiếp trộn lẫn với đồ uống để đi vào cơ thể con người; nhưng nước đá bảo quản thực phẩm cũng gián tiếp tác động đến sức khỏe người dùng. Bảo quản bằng đá bẩn hoặc kém chất lượng, đương nhiên thực phẩm cũng bị nhiễm bẩn. Vì vậy mà trong các điều luật an toàn thực phẩm có quy định khắt khe về chất lượng nước.
1. Mối nguy hại của đá bẩn đến sức khỏe người dùng
Đá hay còn gọi là nước đá; là nhu yếu phẩm được sản xuất từ nước trong nhiệt độ cực thấp để đông lạnh thành đá. Chất lượng nước đá phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước đầu vào, công nghệ xử lý nước; công nghệ sản xuất, bảo quản đá. Tìm kiếm trên Google với cụm từ “đá bẩn”; sẽ cho ra hàng loạt kết quả về những cơ sở vi phạm bị xử phạt; những bài viết chi tiết về quy trình sản xuất đá bẩn; và những nguy hại cho sức khỏe của đá bẩn.
Như thế nào được gọi là đá bẩn? Sử dụng nước bẩn, nước ô nhiễm; nước không qua xử lý và không đạt chuẩn hợp vệ sinh sẽ sản xuất ra đá bẩn. Đó là nước ao hồ, sông suối, kênh rạch cấp trực tiếp vào bể chứa nước làm đá. Ngoài ra, còn kể đến quy trình sản xuất thô sơ, máy móc kém chất lượng; dụng cụ, bể chứa bẩn, bảo quản và vận chuyển không đúng quy cách. Tất cả những yếu tố này khiến nước đá bị nhiễm bẩn, lẫn tạp chất, nhiễm khuẩn; nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn E.coli và nhiễm hóa chất độc hại.
Khi bảo quản thực phẩm bằng đá bẩn; chất bẩn và chất độc trong nước đá sẽ ngấm vào thực phẩm. Chúng vừa làm cho thực phẩm nhanh bị phân hủy; vừa là mối nguy hại cho sức khỏe người sử dụng thực phẩm. Người dùng có thể bị nhiễm các bệnh về đường ruột, thận thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
2. Quy định về chất lượng nước đá bảo quản thực phẩm
Để được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nước đá; các xưởng sản xuất phải đạt mọi tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được quy định đối với nước đá. Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP; nước đá bảo quản thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nước sạch. Nguồn nước sạch làm đá phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia.
Xưởng sản xuất nước đá phải đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn
Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất của xưởng sản xuất đá phải đủ và chuẩn theo quy định tại điều 4, điều 5, điều 6 và điều 7 của Nghị định 67/2016/NĐ-CP. Đội ngũ nhân lực tham gia trực tiếp vào sản xuất nước đá phải đáp ứng tiêu chuẩn theo điều 3 của Nghị định 15/2012/TT-BYT. Nếu không muốn bị “sờ gáy” và bị xử phạt vì sản xuất nước đá không đạt tiêu chuẩn; xưởng sản xuất nước đá phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dù đã được quy định và thực tế có nhiều xưởng sản xuất nước đá bị xử phạt. Nhưng thị trường nước đá bảo quản thực phẩm vẫn tràn lan đá bẩn; hàng loạt cơ sở sản xuất “chui” vẫn cung cấp hàng ngàn tấn đá bẩn mỗi năm ra thị trường. Làm thế nào có nước đá sạch bảo quản thực phẩm? Giải pháp an toàn mà tiết kiệm hiện nay chính là lắp đặt máy làm đá; tự sản xuất và tự cung cấp đá bảo quản thực phẩm.
3. Tự sản xuất nước đá sạch với máy làm đá vảy Hải Âu
Trước đây, lĩnh vực bảo quản thực phẩm chủ yếu sử dụng đá cây. Loại đá này kích thước lớn, khối lượng nặng, khó vận chuyển; quy trình sản xuất cồng kềnh, chi phí lặt đặt cao. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước đá sạch và mong muốn có thiết bị sản xuất nước nước đá chuyên nghiệp, dễ vận hành, giá tốt; Hải Âu Group đã mang đến thị trường sản phẩm máy làm đá vảy cao cấp.
Máy làm đá vảy Hải Âu sản xuất loại nước đá dễ sử dụng hơn, đá vảy mỏng và nhẹ; lâu tan, vảy đá nhỏ nên có thể che kín các mặt của thực phẩm. Các linh kiện của máy làm đá vảy Hải Âu đều đến từ những thương hiệu uy tín; có chứng nhận CE Marking. Lắp đặt máy làm đá vảy Hải Âu dễ vận hành nhờ quy trình sản xuất tự động. Chi phí mua máy làm đá vảy Hải Âu từ 130 triệu đồng đến 350 triệu đồng; tùy hiệu suất làm đá của từng model.